Các loại vải phổ biến hiện nay và cách nhận biết chính xác nhất

Để có được những mẫu quần áo chất lượng thì ngoài mẫu mã, thiết kế ra thì việc nhận biết các loại vải cũng là một yếu tố không thể thiếu trước khi chọn mua sản phẩm. Vì thế, tìm hiểu và bổ sung các hiểu biết về các loại vải phổ biến sẽ giúp bạn rất nhiều để tìm được loại vải thích hợp cho các bộ sự tập thời trang của mình.

Các loại vải phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay

1. Vải cotton

Vải cotton là loại vải thường được sử dụng nhiều nhất trong may mặc. Được dệt từ các sợi tự nhiên được tạo ra từ cây bông vải kết hợp với thành phần hóa học khác đã giúp vải cotton nhẹ hơn, có độ bền và co giãn cao, cũng như thấm hút mồ hôi tốt. Chính vì những đặc điểm này, mà cotton rất được ưa chuộng để may áo thun hay bộ quần áo cần tính thoải mái, thấm hút nhanh khi cần vận động.

Tùy tỷ lệ pha trộn theo % sợi bông có trong vải mà nhà sản xuất sẽ định ra từng loại vải. Vải cotton rất mềm mịn lại có độ co giãn tốt, đặc biệt là an toàn với làn da người sử dụng.

Vải rất đẹp, thoáng mát, hút ẩm hút mồ hôi, ít bám bẩn và dễ làm sạch.

Bề mặt vải cotton
Bề mặt vải cotton

2. Vải kaki

Vải Kaki được dệt từ các sợi tự nhiên hoặc từ các sợi tổng hợp dệt chéo với nhau. Vải có độ cứng và dày hơn nên thường được may đồng phục công sở, quán cafe hoặc may quần ống đứng, sơ mi dành cho nam.

Vải kaki có hai loại chính là kaki thun (có độ co giãn) và kaki không thun

Ưu điểm của vải kaki là ít nhăn, dễ giặt ủi và giữ được màu tốt, do đó thường được dùng để may đồng phục bảo hộ lao động.

cac loai vai pho bien nhat hien nay vai kaki 1

3. Vải polyester (PE)

Vải có nguồn gốc hoàn toàn từ sợi tổng hợp, có nguồn gốc từ khoáng sản như: than đá, dầu mỏ. Từ nguồn nguyên liệu, để có thể tạo được sợi PE cần phải trải qua nhiều công đoạn từ khai thác, xử lý, tổng hợp, rồi kéo sợi …cuối là dệt và nhuộm vải.

Vải PE có độ bền cao, không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc. Vải cũng có khả năng chịu nhiệt tốt, trong quá trình sử dụng không bị nhiệt làm biến dạng

Bề mặt vải polyester (PE)
Bề mặt vải polyester (PE)

4. Vải Jeans

Vải Jean là một loại vải được dệt từ 2 sợi cùng màu xanh chàm từ chất liệu Cotton Duck và là 1 loại vải bông thô. Đây là loại vải thông dụng, được sử dụng rất nhiều trong thời trang may mặc, phổ biến như quần jean, áo jean, áo khoác jean … Vải jeans có tính bền bỉ, dù đã qua nhiều lần giặt nhưng cũng không bị mòn rách nhanh như các loại vải khác.

Ưu điểm: Vải có độ bền cao. Tính thẩm mỹ theo phong cách hiện đại và tạo nên sự thoải mái. Vải được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

Bề mặt vải jeans
Bề mặt vải jeans

5. Vải kate

Vải kate là một loại vải thuộc nhóm vải tổng hợp vì được kết hợp chặt chẽ giữa sợi bông thiên nhiên (cotton) và sợi nhân tạo (PE) với tỷ lệ thích hợp. Loại vải này đồng thời sở hữu ưu điểm của 2 loại sợi kể trên nên được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn. vải được pha trộn giữa Cotton và Polyester dùng nhiều để làm quần áo, chăn ga gối đệm …

6. Vải TC hay CVC

Vải TC hay còn có tên gọi khác là vải Tixi, vải cotton tici hoặc là TC 65/35. Đây là một loại vải tổng hợp từ các chất liệu cotton và polyester. Nhưng hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì các nhà sản xuất đã thay đổi tỷ lệ để tạo thành nhiều loại vải TC đa dạng hơn. Nhưng cốt lõi vẫn có hai thành phần cotton và polyester, nên luôn giữ được độ co giãn tốt nhất. Ngoài ra, cũng có những loại có thêm thành phần là spandex, hỗ trợ tăng thêm độ co giãn.

Ưu điểm: Bề mặt vải đẹp, khá mát, thấm hút mồ hôi tốt, giá thành hợp lý, ít bám bẩn, dễ làm sạch và rất đa dạng màu sắc.

7. Vải Bamboo

Vải có nguồn gốc từ xơ của cây tre, được hình thành dựa vào quá trình phân tách Xenlulose có trong cây tre để tạo nên và sử dụng thêm một số chất phụ gia nhằm giúp sợi Bamboo được bền đẹp hơn.

Ưu điểm: Có khả năng thấm hút rất cao Giúp bảo vệ môi trường Có khả năng kháng khuẩn, khử mùi tốt. Vải chống lại được các tia UV, Độ bền của vải cao

huong dan cach nhan biet vai soi tre don gian

Tham khảo thêm: Cách giữ quần áo không bị nhăn cực đơn giản

Cách nhận biết những loại vải trên

Dưới đây là dấu hiệu nhận biết từng loại vải chính xác nhất

  • Vải Cotton: Được quay từ sợi bông và thành phần chủ yếu là từ cellulose nguyên chất, đây là chất liệu phổ biến cũng như được yêu thích nhất hiện nay do thoáng mát, thấm hút mồ hôi, phơi nhanh khô và mang đến sự thoải mái cho người mặc, thường được sử dụng để sản xuất các mẫu áo thun, áo polo… Tuy nhiên, nhược điểm của vải cotton là giá thành khá cao và mình vải hơi khô cứng nên khi sản xuất thường cho thêm sợi spandex vào để vải được mềm mại và co dãn tốt hơn.
    Cách nhận biết: Khi đốt cháy rất nhanh, tàn vải có mùi như mùi giấy và tan thành tro.
  • Vải Polyester (PE): Được dệt từ các thành phần có nguồn gốc từ dầu thô. Bền và không nhăn nhưng không thấm hút mồ hôi, nếu được xử lý không tốt có thể gây kích ứng da ở những người có làn da nhạy cảm. Đây là chất liệu vải được các doanh nghiệp lựa chọn để may đồng phục bởi giá tốt, mỏng nhẹ nhưng vẫn chắc chắn; đặc biệt là với dòng đồng phục thể thao, đồng phục mùa hè.
    Cách phân biệt: Vải PE khi đốt khó cháy hơn và không có tàn tro, vải sẽ bị xoắn lại.
  • Vải TC hay CVC: Vải TC là loại vải cotton được pha thêm 35% hoặc 65% sợi polyester để tăng độ bền của màu vải. Nhờ công nghệ dệt hiện đại, vải CVC, TC (vải 65/35) ngày càng được đánh giá cao về chất lượng.
    Cách phân biệt: Vải CVC khi đốt cháy nhanh, tàn tro có vón thành cục nhỏ. Còn đối với vải TC khi đốt cháy chậm hơn, tàn tro vón thành cục lớn.
  • Vải jean: Loại vải này được dệt từ 2 sợi xanh chàm (1 sợi có chất liệu là Cotton Duck và sợi còn lại là bông thô), có màu xanh đặc trưng.
    Cách nhận biết: Còn vải jean thì được dệt chủ yếu từ các sợi trắng. Sau đó người ta mới mang tấm vải đi nhuộm. Do vậy vải jean sẽ có hai mặt có màu gần giống nhau.
  • Vải kate: thường được dệt theo nhiều kiểu dáng và họa tiết đa dạng khác nhau như vải caro, vải sọc hoặc vải trơn. Hiện nay, bạn có thể thường gặp vải kate trong ngành hàng thời trang và công nghệ dệt may nói chung như quần áo, chăn ga gối đệm…
    Cách nhận biết: Khi nhìn, sờ vò vải thấy vải không bị nhăn, mịn và mát. Khi đem đốt, vải Kate khi bị đốt lên sẽ có mùi nhựa thoang thoảng, tùy theo thành phần sợi PE có trong vải nhiều hay ít.
  • Vải TC: Cotton TC hay cotton TICI là một loại vải dệt được tổng hợp từ sợi cotton và polyester. Ngoài ra một số loại vải Cotton TC còn pha trộn thêm một lượng sợi spandex nhất định (từ 3% – 5%) nhằm tăng thêm độ co giãn
    Cách nhận biết: Khi đốt một vài mẫu nhỏ của vải TC, bạn sẽ nhận thấy ngọn lửa cháy chậm, yếu ớt và phần tro vón thành cục lớn.
  • Vải bamboo: là loại vải kết hợp từ cellulose của những cây tre già mọc trong tự nhiên với một số chất phụ gia để có được cấu trúc bền chắc nhất. Để có được sợi tre, người ta sử dụng phần thân đẹp nhất của cây tre, tiến hành bóc tách thành sợi mỏng nhất, sau đó kéo sợi và dệt thành vải. Cách nhận biết: đổ một ít nước lên mặt vải, nếu là vải bamboo chúng sẽ thấm rất nhanh nhưng cũng rất lâu khô. Ngoài ra khi đốt lửa cháy lớn, êm, mùi giống mùi giấy cháy và để lại tro tàn là bột vải thì đó là vải Baamboo
Các loại vải phổ biến nhất hiện nay
Các loại vải phổ biến nhất hiện nay

Mỗi loại vải đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm và khách hàng mà chúng được chọn làm chất liệu để tạo nên sản phẩm phù hợp. Từ đó làm tăng độ đa dạng của sản phấm góp phần đáp ứng được mọi yêu cầu khách hàng. Hy vọng qua bài viết này bạn có thêm kiến thức cơ bản về những loại vải phổ biến hiện nay và cách nhận biết chúng chính xác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *